Quy trình xi mạ | Phân biệt xi mạ chân không và xi mạ điện

Đều mang công dụng giúp sản phẩm nâng tầm giá trị về khía cạnh chất lượng lẫn thẩm mỹ, vì thế phương pháp gia công xi mạ rất được các doanh nghiệp ưu ái lựa chọn. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có đa dạng các phương thức khác nhau để thực hiện xi mạ, nổi bất nhất có thể kế đến chính là xi mạ chân không và xi mạ điện. Vậy giữa hai công nghệ này có điểm gì khác biệt và những ưu điểm của chúng là gì? 

Tìm hiểu về xi mạ chân không

Xi mạ chân không hay còn được gọi là xi mạ PVD, được thực hiện trong môi chân không – Hiểu đơn giản là tách biệt hoàn toàn với không khí. Theo đó, bên cạnh loại bỏ các phân tử khí, còn loại bỏ cả tạp chất điều này đã tạo cho sản phẩm sau khi được gia công đạt được chất lượng tốt hơn, cũng như cải thiện được nhiều khía cạnh khác nhau. 

Ưu điểm của xi mạ chân không

Một trong những ưu điểm nổi bật nhất chính là tạo nên lớp phủ trên bề mặt vật liệu có độ bóng trơn đẹp, đồng đều màu. Bên cạnh đó, giúp cho sản phẩm không bị trầy xước, mài mòn và không bị ảnh hưởng bởi tác động của thời tiết gây ra hiệu ứng oxy hóa. 

So với các phương pháp thông thường, xi mạ chân không được tiến hành trong môi trường không có không khí, vì thế an toàn cho môi trường, không gây hại cho người thực hiện và đảm bảo sức khỏe cho người dùng. Song, mạ PVD còn có thể áp dụng với đa dạng chất liệu khác nhau như trên nhựa, thủy tinh, kim loại,…. Cùng với đó là có thể chế tác được đa dạng màu khác nhau như xi mạ vàng trên nhựa, xi mạ nhựa đen,…

Xi mạ chân không được thực hiện tách biệt hoàn toàn với không khí

Phương pháp thực hiện xi mạ chân không

Theo đó, xi mạ chân không có thể thực hiện theo 3 phương pháp khác nhau, tùy theo mục đích sử dụng sản phẩm để chọn lựa cách phù hợp. 

  • Phương pháp mạ bốc bay chùm tia điện tử: Vẫn tiến hành trong môi trường chân không, sau đó chiếu xạ chùm tia điện tử và khi đến giai đoạn lắng đọng, ngưng tụ sẽ tạo ra một lớp phủ. Phù hợp cho các chất liệu kim loại, vật liệu mỏng có nhiệt độ nóng chảy cao.
  • Phương pháp phun phún xạ: Với sự tác động của các ion argon bay và hình thành lớp màng  trên nền vật liệu và diễn trong môi trường khí áp suất cao.
  • Phương pháp làm nóng điện trở: Sẽ nung nóng bốc hơi nguồn bay, kế tiếp làm lắng đọng các nguyên tử và tạo ra lớp màng dính vào bề mặt vật liệu.  

Tìm hiểu về xi mạ điện

Xi mạ điện là một công nghệ mạ tiếp theo cũng được áp dụng phổ biến, tuy nhiên khác với mạ PVD được hoàn thiện trong môi trường không có không khí. Thì phương thức này tạo ra lớp màng phủ dựa vào điện. Trong đó, xi mạ điện cũng có chứa nhiều điểm ưu việt lớn, đồng thời cũng có quy trình phương thức thực hiện khác hoàn toàn so với mạ chân không. 

Ưu điểm của xi mạ điện

Đầu tiên, xi mạ điện cung cấp đến một lớp mạ hoàn hảo, giúp bao phủ và có độ kết dính cao trên nhiều chất liệu khác nhau như kẽm, niken, kim loại, nhựa,… tương tự như xi mạ chân không. Thứ hai, xi mạ điện có thể điều chỉnh được độ dày của lớp mạ mà không sử dụng đến các chất hóa học độc hại. Ngoài ra, xi mạ điện cũng làm tăng sự thẩm mỹ và cho đồ vật có thêm sự sang trọng, tinh tế. 

Xi mạ điện mang đến lớp bao phủ đều màu, trơn đẹp

Quy trình thực hiện xi mạ điện

Được thực hiện trong bể điện phân chứa dung dịch ion kim loại lớn, khi đưa dòng điện vào các ion này sẽ bị ion hóa và tạo thành các nguyên tử kim loại, cuối cùng tạo ra một lớp phủ cho vật liệu. Sau đó, để có được bề mặt sáng bóng cần phải trải qua quá trình gia công cơ học, cụ thể là đánh bóng hoặc quay xóc. Kế đến là quá trình tẩy dầu mỡ và tẩy gỉ để thành quả cuối cùng không bị vón cục do những trường hợp này gây ra.

Tuy có cùng mục đích là cải thiện sản phẩm, tăng cường được độ cứng,… nhưng xi mạ chân không vẫn có phần được lựa chọn nhiều hơn so với xi mạ điện. Bởi quá trình xi mạ điện có thải ra nước thải có độ pH lớn cũng như chứa các ion kim loại nặng, vì thế khá ô nhiễm cho môi trường.

Việc áp dụng và sử dụng đúng phương pháp xi mạ phù hợp sẽ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường hiệu suất và tuổi thọ của sản phẩm. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về xi mạ chân không và xi mạ điện, từ đó có thể phân biệt được hai công nghệ này. 

Siêu thị Weshop

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn weshop.com.vn như một sự tri ân với tác giả.

Copyright © 2021 | weshop.com.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status